Bếp là ngành nghề tuy không quá “hot” nhưng chưa bao giờ lỗi thời. Một người đầu bếp giỏi luôn được tạo điều kiện làm việc trong môi trường tốt nhất. Đầu bếp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng – khách sạn. Vậy bạn có nắm được những nhiệm vụ cơ bản của người đầu bếp? Cùng Học Viện Ẩm Thực tìm hiểu điều này!
Với tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, niềm đam mê, sự chăm chỉ, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,…người đầu bếp phải nỗ lực tập trung hoàn thành khá nhiều những nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn, nắm số liệu cụ thể, tính toán rồi lên kế hoạch đặt hàng. Đồng thời kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến, đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ thiết bị cũng như khu vực bếp được phân công.
- Kiểm tra hàng hoá trước khi nhập, đối chiếu số lượng thực tế với số liệu kê khai trong đơn nhập hàng. Báo cáo cho cấp trên chất lượng hàng hóa và tình trạng thừa, thiếu hàng hóa.
- Thông báo cho các bộ phận liên quan khác tình trạng các món ăn tạm ngừng phục vụ hoặc món ăn đặc biệt trong ngày, đảm bảo thông tin được phổ biến đầy đủ và chính xác nhất.
- Tư vấn trực tiếp các món ăn cho khách hàng nếu có yêu cầu. Tiếp nhận order của khách, phân công công việc cụ thể trong bộ phận đảm nhận. Phối hợp với các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc chế biến món ăn kịp thời, chính xác, chất lượng và đẹp mắt theo quy định hoặc theo yêu cầu của khách hàng trong suốt quá trình làm việc.
- Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhân viên cấp dưới trong suốt quá trình chuẩn bị và chế biến món ăn. Tham gia trực tiếp chế biến, hỗ trợ nhân viên kịp thời đảm bảo hoàn thành công việc.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra về số lượng, chất lượng, định lượng của món ăn, đảm bảo món ăn đã được chuẩn bị, chế biến và trình bày theo đúng quy trình, tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu của khách hàng.
- Bàn giao cho nhân viên Busboy hoặc nhân viên Chạy bàn món ăn hoàn thiện.
- Giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra trong quá trình chế biến món ăn, sự phàn nàn của quý khách, sai sót của nhân viên trong phạm vi quyền hạn. Báo cho cấp trên những tình huống nghiêm trọng vượt quá tầm kiểm soát.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên trong bộ phận, các bộ phận khác, của khách hàng trong việc phục vụ, đáp ứng các order, các yêu cầu khác có liên quan.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo quản các hệ thống máy móc, trang thiết bị, vật dụng trong khu vực đảm nhận. Kiểm tra vào cuối mỗi ca trước khi giao ca. Đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động bình thường.
- Thống kê các order trong ca, tổng hợp, báo cáo và bàn giao cho bộ phận thu ngân theo quy định.
- Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới khi có yêu cầu.
- Phân công ca, vị trí và nhiệm vụ công việc, kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới trước mỗi ca.
- Quản lý, giám sát việc sử dụng và bảo quản thực phẩm, đảm bảo sử dụng theo nguyên tắc: “hàng nhập trước, dùng trước”. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm điện, nước, ga,…
- Đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn, phát triển bộ phận.
…
Trên đây là một vài nhiệm vụ cơ bản của người đầu bếp bạn cần biết mà Học Viện Ẩm Thực tổng hợp được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo và xác định đầy đủ những nhiệm vụ cần làm cho người đầu bếp.