Xin chào các bạn,rất vui được gặp lại các bạn trong chuyên mục “nghề bếp”.Tiếp tục phần 1 trong phần này tôi sẽ nói về thái độ và rào cản trong công việc cũng như trong cuộc sống.Tôi sẽ trình bày quan điểm bằng những ví dụ đời thường nhất trong bếp mà các bạn đã từng trải qua để các bạn có cái nhìn khách quan và cụ thể hơn.
Trong phần 1 tôi đã phân tích tới đam mê,tầm quan trọng của nó như nào.Nó không phải yếu tố quan trọng nhất nhưng nó là thứ đầu tiên trong hành trình thành công của mỗi người chúng ta.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nói chuyện về yếu tố thứ 2 quan trọng không kém đó là thái độ làm việc.
Thái độ thể hiện xu hướng phản ứng của chúng ta đối với môi trường làm việc, gắn với nhận thức, cảm xúc và hành vi. Những thái độ tích cực như ham học hỏi, năng động, nhiệt huyết, đam mê thử thách và chăm chỉ nhiệt tình là bàn đạp để bạn xây dựng một sự nghiệp thành công.
Nhiều khi tôi thấy buồn khi thấy các bạn bước chân vào nghề có những hành động thiếu tôn trọng khách hàng,thực phẩm…,làm tắt và làm ẩu,và thực tế là tình trạng này cực kỳ phổ biến.
Rất nhiều đầu bếp trẻ ra trường với cái tư duy “ăn xổi”,học tập hay làm việc với tính chất đối phó và cho xong việc.Và không cho đây là cái nghề để mình kiếm sống và xây dựng sự nghiệp.Bởi vì sự nghiêm túc trong công việc và cụ thể là nghề bếp này không mang lại thành công ngay lập tức mà nó cần phải một quá trình dài( rất dài!).Cũng giống như một phụ bếp lên làm một bếp trưởng điều hành của khách sạn lớn,điều đó đâu có thể một sớm một chiều và quan trọng là phải duy trì thái độ tốt ngay khi bước chân vào bếp và cần thực hiện nghiêm túc trong thời gian dài.
Thành công không phải là bạn đạt được một ngưỡng nào đó và dừng lại.Tôi đã từng có suy nghĩ rất sai lầm đó là cố gắng có một vị trí khá trong bếp,mức thu nhập khoảng 8 chữ số và tha hồ hưởng thụ cái “thành công” đó.Một phần là do tư duy “ổn định “ của gia đình tôi cũng như rất nhiều các ông bố bà mẹ khác.Nhưng thực tế sự ổn đinh đó thực sự “bất ổn” trong xã hội hiện nay.Con người luôn luôn cần cầu tiến và cố gắng nếu không muốn bị lùi lại so với xã hội.
Quay trở lại câu truyện thái độ và rào cản.Tại sao tôi lại gắn liền chúng với nhau.Bởi vì rào cản là những khó khăn và thử thách trên quá trình thành công mà rào cản lớn nhất chính là bản thân chúng ta.Thành hay bại do bản thân chúng ta,tôi có quan niệm “tiên trách kỷ hậu cũng trách kỷ” luôn.Hoàn cảnh thì không ai giống ai cả vì vậy đừng mang nó ra đổ lỗi.
Chính thái độ sẽ là cái bạn sẽ dùng để vượt qua khó khăn.Bạn nấu một món dở,nhưng hai lần,ba lần…vài chục lần liệu bạn còn dở không.Bạn tỉa hoa xấu,bạn ngày nào cũng tỉa,đến lần thứ 100 liệu còn xấu không.Quan trọng là bạn có vượt qua được bản thân,dám làm những công việc đó hàng ngày hay không.Nghe đến đây thì có vẻ “điên rồ và nhàm chán” nhưng có một thứ khiến bạn cố gắng không ngừng nghỉ đó là “đam mê”. (nếu nản chí và nếu muốn bỏ cuộc,hãy nhớ vì sao bạn bắt đầu).Chúng ta đâu có tự sinh ra mà giỏi,mọi thứ cần quá trình và thời gian.Khi ý thức được điều đó cùng với sự cố gắng thì không có điều gì ngăn cản được bạn.Bạn dám nghĩ,dám hành động,sai thì sửa và rút ra bài học và quan trọng là luôn lặp lại điều đó.Khi đó thành công sẽ tới với bạn.
Đương nhiên,trong cuộc sống nếu muốn đạt được thành công thì bạn phải đánh đổi rất rất nhiều thứ,đánh đổi thời gian,công sức,tiền của…đôi khi cả hạnh phúc cá nhân.Và tôi biết có nhiều chef ngoài nhiệt huyết công việc còn phải lo cho gia đình,còn phải giải quyết vấn đề “cơm áo gạo tiền”.Đó là cái trước mắt,là thực tế cuộc sống nhưng tôi tin rằng nếu thật sự quyết tâm cùng với lòng đam mê,mọi người đều có thể thành công.Ít nhất là có một thu nhập tốt hơn,bền vững hơn và giá trị của những người đầu bếp chúng ta ngày một tăng lên.
Chúc các chef luôn mạnh khỏe và thành công với đam mê của mình
Tony Nguyen
https://www.hocvienamthuc.com/nghe-bep-dam-methai-do-va-rao-can-phan-1dam-me/
Loạt bài liên quan
[posts_carousel cats=”361″]