Nhìn cận cảnh cách làm mì, bạn mới cảm nhận hết được mỗi sợi mì đều là tâm huyết và công sức rất lớn của những người thợ.
- 7 món ăn “HOT NHẤT” trong năm 2017 nhờ mạng xã hội ở Việt Nam
- 5 bí quyết sử dụng dao đúng cách không lo đứt tay chỉ các đầu bếp chuyên nghiệp mới biết
- Tại sao chuỗi mì udon tự phục vụ luôn kín khách
Trung Quốc từ ngày xưa đã rất nổi tiếng với nghề làm mì sợi thủ công nên các món ẩm thực từ mì ở Trung Quốc cũng rất đa dạng và vô cùng hấp dẫn. Sợi mì được làm thủ công thường có hương vị rất đặc biệt và khó lẫn so với các loại mì sợi làm theo công nghệ dây chuyền, bởi từng sợi mì đều là tâm huyết của người thợ, đều được chính đôi tay khéo léo của người thợ nhào nặn mà thành.
Một trong nhưng điểm làm mì sợi truyền thống độc đáo này không thể không kể đến món mì Suomia ở làng Nanshan đã có tuổi đời hơn 300 năm.
Mì Suomia ở làng Nanshan được duy trì và phát triển theo dạng cha truyền con nối nên số lượng người biết làm món mì đặc biệt này khá ít ỏi. Do đó, cả Trung Quốc hiện nay chỉ có khoảng vài trăm người biết cách làm món mì truyền thống lâu đời này.
Để làm mì Suomia truyền thống này thì người thợ phải nhào bột thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Trong quá trình nhào bột, người thợ sẽ cho muối theo tỉ lệ thích hợp vào. Việc cho muối vào sẽ phải hết sức cẩn thận, vì nếu cho nhiều quá hoặc ít quá thì đều có thể khiến mì trở nên không ngon và thời gian hoàn thành mì cũng không đúng như dự tính.
Sau khi bột đã được nhào nặn xong thì người thợ sẽ cán bột ra thành miếng dày rồi dùng dao nhọn cắt bột theo vòng tròn để tạo ra thành một sợi mì to và dài.
Công đoạn kế tiếp là người thợ sẽ dùng tay se sợi mì to thành sợi nhỏ hơn cho đến hết sợi mì to vừa cắt lúc nãy. Công đoạn này lúc nào cũng phải có 2 người cùng phối hợp thật ăn ý với nhau thì mới rút ngắn thời gian cũng như cho ra những sợi mì đẹp như ý hơn
Thao tác cần kỹ thuật khéo léo cũng như kinh nghiệm lâu năm là khâu đan mì. Mì sau khi được tạo sợi dài và nhỏ thì sẽ được người thợ đan vào 2 cây tre cắm sẵn trên tường. Số vòng đan cũng được quy định hẳn hoi là 60 vòng.
Sau khi đan mì xong thì người thợ sẽ cho mì vào khung treo, đồng thời cũng dùng tay kéo một thanh tre cho giãn ra. Mì được treo trong khung như thế khoảng vài giờ đến khi mì bị kéo giãn khoảng 20cm là được.
Sau đó, người thợ sẽ mang mì ra phơi bên ngoài trời. Vừa phơi mì, người thợ vừa dùng tay kéo mì cho mì giãn dài ra thêm. Nhờ trọng lực của trái đất và nhờ lực kéo của người thợ nên chẳng bao lâu sau thì mì sẽ dài ra rất nhiều, thậm chí gần chạm đất.
Lúc này, để tránh mì chạm đất bẩn cũng như tránh gió thổi làm các khung mì đan chéo vào nhau thì người thợ sẽ gài phần que tre còn lại cố định vào khung phơi khiến khung phơi mì trông rất đẹp mắt.
Ông Fala Lin đã học nghề làm mì của dòng họ từ năm 16 tuổi và theo nghề này đến nay là đã hơn 40 năm. Ông cho biết, để làm được mì ngon thì yếu tố quan trọng nhất là thời tiết mưa hay nắng, độ ẩm thế nào… Bởi nếu mì làm ra mà không mang phơi kịp lúc thì mì sẽ hỏng ngay. Do đó, không phải ngày nào muốn làm mì là có thể làm được vì phải chọn hôm trời thật đẹp cũng như phù hợp với các điều kiện để làm ra được những sợi mì ngon đúng chuẩn.
Nguồn: Ohmore