Food Stylist nghề mới cho thu nhập cao cho giới trẻ

Mặc dù là một nghề mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây nhưng Food stylist – người làm công việc trang trí, làm đẹp cho món ăn mang lại thu nhập cao đang trở thành nghề nghiệp đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ đam mê ẩm thực.

Food stylist – nghề làm đẹp cho món ăn là một khái niệm mới xuất hiện cách đây vài năm ở Việt Nam và đang phát triển mạnh mẽ khi các nhãn hàng, doanh nghiệp, nhà hàng,…bắt đầu có ý thức về hình ảnh sản phẩm và thực đơn của mình.

Food stylist – nghề mới cho giới trẻ

Nghề Food stylist xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước tại Mỹ, tuy nhiên phải đến những năm 1960 thì nghề này mới bắt đầu được hình thành và được nhiều người quan tâm. Những năm gần đây, khi sự giao thoa trong văn hóa ẩm thực giữa các quốc gia ngày càng tăng, các xu hướng ẩm thực du nhập vào Việt Nam cùng nhận thức được tầm quan trọng của hình ảnh sản phẩm thì Food stylist mới thực sự được chú ý và thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những người có niềm đam mê với ẩm thực.

Food stylist hiện nay được chia thành 2 hướng chính, đó là hướng tự mình thực hiện, chế biến món ăn sau đó tự trang trí cho món ăn thật đẹp rồi chụp ảnh theo đơn hàng của khách hàng hoặc các tạp chí. Hướng thứ hai là các đầu bếp nấu sẵn món ăn, Food stylist là người sắp đặt, trình bày và chụp ảnh sao cho món ăn thật đẹp, thể hiện được thần thái và thông điệp mà họ mong muốn.

Hầu hết các Food stylist đều là đầu bếp tay ngang

Hầu hết các Food stylist nổi tiếng trên thế giới đều chọn hướng thứ nhất để bắt đầu, bởi chỉ khi chính bản thân người làm nghề này là một đầu bếp, cảm nhận được những hương vị, sắc thái của món ăn thì họ mới có thể biến tấu món ăn đó theo từng phong cách riêng biệt và ấn tượng nhất.

Là một nghề còn mới nhưng Food stylist lại có cơ hội việc làm rất hấp dẫn cả trong và ngoài nước với thu nhập rất cao. Ở nhiều quốc gia phát triển, nhiều doanh nghiệp sẵn sáng trả một số tiền rất lớn lên tới 3000 đô la/ngày để trả cho người làm nghề Food stylist có thể sáng tạo ra một món ăn mới. Do đó, thu nhập trung bình của một Food stylist khoảng 40.000 đô la/năm, tương đương 840 triệu đồng.

Làm gì để trở thành một Food stylist?

Để trở thành một Food stylist đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Những người làm công việc này cần phải có sự nhẫn nại và luôn có thái độ làm việc tốt. Sự tinh tế trong việc trang trí và làm đẹp cho các món ăn đòi hỏi người Food stylist phải vô cùng tỉ mỉ và cầu toàn từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Sự tỉ mỉ thể hiện trong việc họ phải sử dụng các “phụ kiện” để trang trí từ những chiếc thìa, chiếc dĩa, bát cho đến các nguyên liệu khác để tạo nên sự độc đáo cho món ăn.

Cũng như người đầu bếp, dù có tinh tế đến mấy mà không yêu thích ẩm thực thì cũng khó có thể làm Food stylist được. Bởi bạn phải yêu thích ẩm thực thì mới có thể nấu ăn, làm bánh ngon. Food stylist cũng vậy, có yêu thích thì mới cho ra những hình ảnh sinh động và có hồn. Đây chính là lý do đa phần các Food stylist đều xuất phát là các đầu bếp và thợ làm bánh.

Hiện nay, Food stylist được đánh giá là một nghề rất hứa hẹn trong tương lai bởi nhu cầu xã hội đang rất cần. Dù được xem là nghề cần thiết có thu nhập cao nhưng tại Việt Nam, hầu như chưa có trường lớp bài bản nào được mở ra. Vì vậy, những người theo đuổi nghề này phần lớn phải tự tìm hiểu thông tin trên mạng và học hỏi từ những người đi trước.

Việc trang trí món ăn sao cho thật đẹp và bắt mắt giờ đây không chỉ là một kỹ năng cần thiết cho các đầu bếp và thợ làm bánh nữa mà nó hoàn toàn đã trở thành một ngành nghề có thu nhập cao nếu bạn có đủ đam mê và tay nghề. Những bạn trẻ yêu thích ẩm thực có thể theo học nghề làm bánh và đầu bếp để tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi thêm các kỹ năng từ những chuyên gia hàng đầu để bắt đầu tìm cho mình một nghề nghiệp mới rất tiềm năng trong tương lai.

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x