Tất tật công thức món gà ủ muối hoa tiêu không thể thiếu vào dịp Tết

Gà là nguyên liệu quen thuộc và không thể thiếu vào dịp tết nhưng bạn đã thực sự chế biến ra được nhiều món ngon từ loại thực phẩm này. Món gà ủ muối hoa tiêu đang làm mưa làm gió thời gian gần đây được đầu bếp nhà hàng 5 sao chia sẻ với bạn đọc của Học Viện Ẩm Thực! 

Xem thêm: Công thức chế biến thịt xá xíu của các đầu bếp nhà hàng người Hoa

1. Gà ủ muối hoa tiêu

  • Nguyên liệu làm Gà ủ muối hoa tiêu Cho 4 người
  • (1 con)
  • Sả 40 gr
  • Rau răm 20 gr
  • Lá chanh 10 gr
  • Hành tím 20 gr
  • Gừng 10 gr
  • Ớt băm 5 gr
  • Muối hột 1 kg
  • Nước mắm 1 muỗng canh
  • Nước cốt nghệ 2 muỗng canh
  • Muối 1/2 muỗng cà phê
  • Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Cách chế biến Gà ủ muối hoa tiêu

1. Sơ chế nguyên liệu

Bạn mua gà ta được làm sẵn ở chợ hoặc siêu thị, về rửa lại với nước sạch, chà ít muối hột để khử mùi tanh và rửa sạch lại nước, để ráo nguyên con (đã được lấy ra hết bộ lòng).

Với các nguyên liệu rau củ khác, bạn rửa sạch và tiến hành sơ chế như sau:

Sả cắt khúc dài khoảng 4 – 5cm và một phần đem băm sả khoảng 10gr. Hành tím thái lát và một phần băm nhỏ khoảng 10gr. Gừng cạo vỏ và thái lát. Ớt băm nhuyễn.

2. Pha hỗn hợp ướp gà

Lần lượt cho vào bát gồm có: 10gr sả băm, 10gr hành tím băm, 5gr ớt băm, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước cốt nghệ, 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê tiêu, trộn đều.

Sau đó, bạn ướp hỗn hợp gia vị này lên toàn bộ con gà (đã được sơ chế), để thấm gia vị khoảng 30 phút.

3. Ủ gà với muối

Đặt nồi lên bếp, bạn trải đều 1kg muối hột dưới đáy nồi, rồi đến sả cắt khúc, rau răm, lá chanh và đặt con gà (đã được ướp) nằm gọn vào trong lòng nồi.

Sau đó, bạn xếp hành tím và gừng thái lát lên mình gà, rồi phủ giấy bạc kín quanh miệng nồi, đậy nắp và bật bếp với ngọn lửa nhỏ để tiến hành ủ gà từ 20 – 30 phút. Bạn sẽ nghe tiếng muối nổ “tách, tách” trong nồi khi gần ủ gà xong.


4. Thành phẩm

Gà ủ muối hoa tiêu có lớp da gà vàng ươm, bóng bảy và trông rất hấp dẫn. Thịt gà vẫn giữ được độ ngọt, dai và nhất là thoảng hương thơm của lá chanh và gừng. Bạn có thể chặt gà thành từng khúc vừa ăn hoặc xé, rồi chấm với muối tiêu chanh, muối ớt xanh đều được.


2. Gà hấp muối sả

Nguyên liệu làm Gà hấp muối sả Cho 3 người

  • 1 con
  • Muối hột 1 kg
  • Hành tím 7 củ
  • Tỏi 4 tép
  • Lá chanh 10 gr
  • Sả 4 cây
  • (chọn cây to)
  • Ớt hiểm 7 trái

1. Sơ chế nguyên liệu

Bạn mua gà đã được làm sẵn và lấy bộ lòng gà ra ngoài, để nguyên con, không cần chẻ dưới bụng gà. Sau đó, bạn chà với muối hột để khử mùi tanh và rửa lại với nước sạch, để ráo. Còn sả, bạn đem cắt nhỏ phần đầu 2 cây sả, còn phần sả còn lại thì bạn cắt khúc khoảng 5cm. Tỏi và hành tím lột vỏ rồi đem cắt nhỏ. Lá chanh thái nhỏ.

2. Xay hỗn hợp ướp gà

Cho vào chén lá chanh vừa thái nhỏ, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn, trộn đều. Tiếp đó, bạn cho vào cối xay sinh tố gồm có phần sả được cắt nhỏ và toàn bộ phần tỏi và hành tím, bấm nút để xay nhuyễn.

3. Hấp gà với muối

Trước tiên, bạn cho gà nguyên con vào thố sạch, rồi đem hỗn hợp gia vị vừa mới xay và chén gia vị có lá chanh, tẩm ướp đều toàn bộ con gà và để thấm gia vị khoảng 15 phút. Sau đó, đặt nồi lên bếp, bạn trải đều 1kg muối hột, xếp các khúc sả rồi cho gà vào nằm gọn bên trong. Bọc giấy bạc quanh miệng nồi và đâm 1 lỗ nhỏ trên giấy bạc giúp hơi nước thoát ra ngoài. Đậy nắp và chỉnh lửa lớn, sau khi cảm nhận nồi nóng lên thì bạn mới chỉnh lại lửa vừa và hấp thêm khoảng 35 – 40 phút.

4. Thành phẩm

Gà hấp muối sả có hương thơm hấp dẫn từ sả, thịt gà mềm nóng hổi nhưng vẫn giữ được độ dai vừa phải. Bạn nên chấm gà với muối ớt xanh hoặc muối tiêu chanh có lá chanh thái nhỏ thì còn gì bằng, mặn ngọt cay làm kích thích cả bao tử.

*Cách chọn gà ngon và sơ chế gà không hôi

Cách chọn gà tươi ngon

Đối với gà sống: Tùy theo sở thích bạn có thể chọn gà trống hoặc gà mái. Thường gà trống có thịt chắc, dai và ngon hơn. Ngoài ra, bạn nên chọn con gà có mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ và phần mào nhìn đỏ tươi. Mỏ gà nhìn bén nhọn và không có dấu hiệu bị chảy nhớt. Chân gà thon nhỏ, thẳng, da sáng có màu vàng. Đối với gà làm sẵn: Bạn nên chọn con gà ta có lớp da vàng nhạt, mỏng và có thể hơi vàng đậm ở một số bộ phận như lưng, cánh và ức. Đồng thời, trên da không xuất hiện vết bầm hay tụ máu. Kích thước gà ta thường nhỏ, nhìn săn chắc, phần thịt trông tươi, có độ đàn hôi và không xuất hiện mùi hôi thiu.

Cách sơ chế gà không hôi

Để gà không bị hôi, làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn, bạn có thể dùng nhiều cách tùy theo sở thích của bạn. Tuy nhiên, đầu tiên, bạn cần đảm bảo lông đã được loại bỏ hoàn toàn trên mình gà, nhất là phần lông tơ và tuyến nhờn ở phần đuôi gà.

Ngoài ra, bạn có thể dùng giấm và muối theo tỉ lệ 2:1, chà lên mình gà và rửa lại nước sạch, hoặc dùng chanh hay gừng cũng có tác dụng tương tự.

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x