Chuyện nghề bếp:Chuyện giáo dục

Xin chào các chef,rất vui được gặp các chef trong chuyên mục nghề bếp.

Dạo này trên mạng rộ lên phong trào “Vuông,tròn,tam giác” nó lây lan sang cả các căn bếp rồi.Nào là thực đơn,tên món ăn đều được viết bằng ký tự đó.Tôi xin được nêu ý kiến của cá nhân mình về cái gọi là “công nghệ giáo dục” và áp dụng vào hoàn cảnh của nghề.Rất mong có sự đóng góp ý kiến của các chef.

Tôi xin nêu lại ý kiến của giáo sư Hồ Ngọc Đại đó là các khối hình đó biểu trưng cho tiếng,mỗi ô là một tiếng.Ví dụ câu “Tôi là đầu bếp”có 4 tiếng tương ứng với 4 ô vuông hay hình tròn.Mục đích của hình khối để làm các em đọc đủ tiếng chứ không phải là nhìn vào ô đó mà đọc chữ.Bài học đầu tiên :Hãy nhìn sự việc một cách khách quan và tổng quát,đừng nhìn một cách phiến diện rồi đánh giá chủ quan,vô cùng tai hại.

Đây chỉ là bài học nhỏ thôi,điều quan trọng mà tôi muốn tâm tình với các chef nằm ở câu nói của giáo sư.Tôi xin trích lời “”Tôi mong muốn nền giáo dục mà mỗi người được là chính mình, không so sánh với ai cả. Chúng ta mấy ngàn năm có những câu như tôn sư trọng đạo, ngàn năm đầu óc nô lệ nặng quá. Thời xưa phân chia đẳng cấp, giai cấp, thời chúng ta sống là thời của những cá nhân

Tôi cảm thấy buồn khi mà nghề bếp của chúng ta chưa thật sự được coi trọng,ngay cả với chính những người đang làm nghề.Có những chef làm việc rất nhiều năm phán một câu :”Con tao bước chân vào bếp tao chặt chân,đời tao khổ lắm rồi,tao không muốn nó như tao”.

Bản thân tôi cũng vậy,bố tôi là công an,khi tôi chọn theo nghề tôi cũng trải qua rất là nhiều thử thách,áp lực đi kèm với những câu đại loại “Bố mày làm công an mà không theo mà lại chọn làm bếp,đúng là abcxyz…”.Và tôi phải qua rất nhiều đau đớn và cô đơn thì tôi mới trụ lại với nghề cho đến bây giờ.

Như tôi đã nói trong những bài viết trước,điều hạnh phúc nhất của cuộc đời đó là được làm những gì mình thích,mình đam mê.Có niềm vui hàng ngày từ nó,có thu nhập từ nó,bản thân mình dù làm thuê hay làm chủ khi được tận hưởng những gì mình đã làm sẽ cảm thấy vô cùng vui vẻ và thoải mái.Cuộc sống đâu phải là một cái gì đó từ thiện để trao cho người khác,làm việc mình không thích giống như sống với người mà mình không yêu vậy,cứ gượng ép,cố gắng vì một cái gì đó gọi là đạo đức,là quy định xã hội sẽ chẳng đi đến đâu cả.

Nghề của chúng ta luôn nằm trong một định kiến đó là lam lũ,vất vả hay nặng nề hơn đó “Nghề của đàn bà,phụ nữ” rồi “quanh quẩn xó bếp”.Đến người làm nghề thì cho rằng nó “Đi sớm về khuya,làm dâu trăm họ”.

Tôi cho rằng vấn đề nằm ở 2 chữ đó là người nấu bếp (cook) và đầu bếp (chef).Hầu hết mọi người kể cả những người đi làm nghề đều nhìn nghề với vai trò “cook” chứ không phải “chef”.”Chef” vừa là người nấu ,vừa phải làm công việc mang tính sáng tạo hay quản lý chứ không phải là làm một công việc giống như công nhân-chỉ đâu đánh đấy.

Tôi mong muốn những anh chị nào đang làm nghề và đi dạy hãy định hướng cho học trò,những thế hệ đi sau hay chính con em mình,những người có đam mê với căn bếp phân biệt rõ ràng giữa “cook” và “chef”.Và định hướng nghề một cách rõ ràng,muốn lên “chef” thì cần những gì,ra làm sao.Hãy nuôi dưỡng đam mê của con trẻ bằng tầm nhìn của mình,bằng kinh nghiệm của những người đi trước.Những người trẻ đam mê,nhiệt huyết có rất nhiều,đôi khi họ chỉ thiếu một con đường đúng đắn mà thôi.

Tôi hy vọng là tương lai có nhiều hơn các bạn trẻ đi làm với vai trò là “chef”,để mỗi ngày chúng ta đều có những món ăn mới,đều tạo nên những giá trị mới cho cộng đồng và từ đó,nghề của chúng ta sẽ được tôn trọng nhiều hơn.
Bài viết của tôi luôn đi kèm và nhấn mạnh tới đam mê,đó cũng là thông điệp chân thành của tôi gửi đến các chef,mãi mãi,chúc các chef thành công với đam mê của mình

Tác giả: TONY NGUYỄN

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

[insert_posts cats=”361″ num=”7″ display_style=”list-small”]
Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x