Điểm danh 7 nghề cần sử dụng máy bộ đàm

diem-danh-7-nghe-can-su-dung-may-bo-dam

Điểm danh 7 nghề cần sử dụng máy bộ đàm để công việc trơn tru và đảm bảo liên lạc thường xuyên giữa các bộ phận bạn đã biết chưa? cùng tham khảo bài viết dưới đây để trang bị ngay cho mình máy bộ đàm ngay nhé. 

Xem thêm: Cách sử dụng bộ đàm nhân viên nhà hàng khách sạn cần biết 

Bạn có thể tìm thấy máy bộ đàm ở rất nhiều nơi làm việc. Từ cửa hàng bán lẻ đến các khu công nghiệp, đồn cảnh sát, nhà nghỉ, nhà hàng,…ở thị trấn nhỏ đến các văn phòng chính phủ an toàn nhất, máy bộ đàm hỗ trợ những khách hàng đang tạo nên nền kinh tế đa dạng toàn cầu.

Đây là thiết bị liên lạc từ xa, tiện lợi, cho phép những người sử dụng có thể liên lạc với cường độ cao.

7 nghề cần sử dụng máy bộ đàm

1. Máy bộ đàm dùng trong tổ chức sự kiện, lĩnh vực giải trí

Tổ chức sự kiện là một trong số các hoạt động quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải tổ chức ở một thời điểm nào đó. Với đặc thù công việc đòi hỏi nhanh tiến độ và sự phối hợp hoàn hảo giữa các bộ phận, từ giám sát cho đến kĩ thuật viên hay nhân viên phục vụ… thì máy bộ đàm là thiết bị không thể thiếu

Bộ đàm đảm bảo cuộc đàm thoại diễn ra liên tục, chất lượng cuộc gọi ổn định không bị ngắt quãng, đó là yếu tố giúp sự kiện diễn ra thành công và quản lý hoạt động tổ chức sự kiện ở không gian đông người diễn ra liên tục và trơn tru, tiết kiệm thời gian.

diem-danh-7-nghe-can-su-dung-may-bo-dam

2. Bộ đàm cho lĩnh vực truyền hình, phát thanh

Mặc dù sự phát triển của điện thoại thông minh ngày càng tăng nhưng thiết bị bộ đàm vẫn được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực Phát Thanh – Truyền Hình. Bởi lẽ việc đảm bảo liên lạc thường xuyên giữa đạo diễn, nhà sản xuất, kỹ thuật, diễn viên trong đội nhóm làm việc cần liên tục, đầy đủ và rõ ràng và tập trung cao độ. Việc tiếp nhận thông tin từ bộ đàm sẽ nhanh chóng hơn nhiều so với thao tác mở điện thoại mới nhận được thông tin truyền tải. 

Việc đảm bảo hiệu quả hoạt động trên các phim trường trong mọi điều kiện thời tiết là việc rất khó khăn và thường xảy ra nhiều tình huống bất ngờ, từ thời tiết không thuận lợi cho tới tiếng ồn xung quanh, bố trí thiết bị, phối hợp đội nhóm làm việc, sắp đặt nhân vật vào đúng vị trí đúng thời điểm. Có thể nói máy bộ đàm vẫn là thiết bị không thể thiếu với tổ sản xuất truyền hình. 

3. Bộ đàm dùng trong lĩnh vực xây dựng

Bộ đàm cầm tay được sử dụng rộng rãi trong những dự án công trình xây dựng để giúp đội ngũ nhân công phối hợp làm việc hiệu quả, để giám sát công trình hay nhân sự hoạt động đảm bảo tính an toàn của dự án, đúng tiến độ. Đặc biệt môi trường xây dựng nhiều vật cản cần tần sóng riêng, thời tiết khắc nghiệt cần thiết bị chống chịu mưa nắng, bụi bẩn và dung lượng sử dụng pin tốt hơn so với việc sử dụng điện thoại di động.

diem-danh-7-nghe-can-su-dung-may-bo-dam

Do tính chất công việc nên các dòng bộ đàm sử dụng trong lĩnh vực xây dựng phải đảm bảo nhiều tính năng đặc thù như: đảm bảo tín hiệu liên lạc ổn định (liên lạc từ mặt đất tới người điều hành máy cẩu, máy xúc và đội nhóm các bộ phận, nhà thầu và nhân viên an ninh), bền chắc, chất lượng âm thanh to rõ ràng, ổn định ngay cả trong khu vực ồn ào, tiêu chuẩn chống bụi, nước, hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, mưa ẩm…) , chống va đập, và ngoài ra thì bộ đàm cũng cần có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng thao tác cùng các tính năng hỗ trợ đảm bảo sự an toàn khi làm việc độc lập.

4. Lĩnh vực thể thao, sân Golf, bóng đá,…

Việc sử dụng điện thoại di động nhiều lúc sẽ mất tập trung bởi nhiều ứng dụng và thông báo từ các app khác. Bởi vậy máy bộ đàm cần thiết để sử dụng cho hoạt động thể thao, sân golf,…

Hiện nay sân tập thể thao như sân Golf, sân bóng đá mở ra ngày càng nhiều do nhu cầu giải trí ngày càng tăng. Việc sử dụng máy bộ đàm liên lạc trong việc quản lý sân Golf, sân bóng đá sẽ giúp nhân viên liên lạc với nhau thường xuyên và liên tục, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả làm việc, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra ổn định giúp người chơi có trải nghiệm thoải mái các dịch vụ.

Có rất nhiều dòng máy bộ đàm nhỏ gọn và chuyên dụng cho lĩnh vực thể thao sân golf…Như Máy bộ đàm Motorola GP 328 Plus, Motorola CP 550,…

diem-danh-7-nghe-can-su-dung-may-bo-dam-2

5. Bộ đàm dùng cho lĩnh vực sân bay, hàng không

Thiết bị bộ đàm sử dụng trong lĩnh vực Sân bay và các hãng hàng không cần đảm bảo việc đàm thoại liên tục, duy trì hiệu quả và tính liên tục của hoạt động kinh doanh, dịch vụ, mức độ an toàn và bảo mật trên diện tích lớn. Chất lượng âm thanh cần to, rõ ràng và trong, nghe rõ trong điều kiện nhiều tạp âm xung quanh và dữ liệu hoạt động ổn định, hiệu quả là yếu tố thiết yếu trong việc đảm bảo hiệu quả làm việc liên tục, an toàn.

Hiện nay, các dòng bộ đàm phục vụ cho lĩnh vực hàng không sân bay rất đa dạng, theo từng nhóm sử dụng như : văn phòng, dịch vụ mặt đất, phương tiện di chuyển… bao gồm: Quản lý sân bay, hãng hàng không, đại lý hãng hàng không, dịch vụ mặt đất, máy bay và phi hành đoàn, kỹ thuật, bảo trì máy bay, phục vụ trên chuyến bay, bán lẻ và phục vụ trong sân bay, dịch vụ chuyển hành lý, dịch vụ dọn dẹp sân bay, đội an ninh sân bay, mặt đất,…

Bộ đàm cực kỳ cần thiết và quan trọng với ngành hàng không.

6. Bộ đàm dùng cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ công cộng

Bộ đàm cung cấp giải pháp liên lạc đáng tin cậy và trực tiếp trong môi trường chăm sóc sức khỏe, điều trị, trung tâm hồi phục hay bệnh viện, giúp chuyền tải thông tin liên lạc tức thì bao gồm âm thanh, dữ liệu tin nhắn tới từng đối tượng, phòng ban, nhóm người sử dụng.

Bộ đàm hai chiều được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế để hỗ trợ cho việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, đảm bảo sự an toàn của nhân viên, cảnh báo an ninh và hiệu quả trong việc quản lý các trang thiết bị máy móc.

Nhóm Quản lý, an ninh, bảo trì thiết bị, khuân vác, phục vụ, vệ sinh đều có thể sử dụng bộ đàm liên lạc để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng công việc trong môi trường làm việc an toàn.

7. Bộ đàm dùng cho dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống, quán Cà Phê

Người quản lý điều hành khách sạn/ quản lý nhà hàng, quán cà phê: Nhắc nhở thái độ phục vụ của nhân viên, bố trí sắp xếp khách, bố trí phòng, gọi đồ, giải quyết các sự cố phát sinh từ xa và là người bao quát không nhất thiết phải có mặt tại cửa hàng mà từ phòng điều hành cũng có thể giao việc cho nhân viên. 

Nhân viên: Báo cáo với cấp trên của mình những sự cố bất ngờ xảy ra vượt ngoài khả năng kiểm soát của mình, thông tin và báo cáo công việc …

Tùy vào đặc thù công việc và môi trường làm việc của từng ngành nghề khác nhau mà các bạn nên chọn lựa máy bộ đàm có thông số kỹ thuật và giá bán phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức kinh phí cho phép với túi tiền của mình.

7 ngành nghề kể trên là những Ngành nghề cần sử dụng máy bộ đàm nhất. nếu bạn hoạt động một trong những nghề kể trên mà chưa sử dụng máy bộ đàm thì hãy nên cân nhắc sử dụng để đạt hiệu quả công việc cao nhất nhé

Để được tư vấn dòng bộ đàm phù hợp với từng công việc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline: 0974892540 và websize Eleplaza.com hoặc Đại lý bộ đàm Tại Hà Nội bodammotorola.net

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x