Nguồn gốc đặc biệt của chiếc mũ đầu bếp không phải ai cũng biết!

Nguồn gốc đặc biệt của chiếc mũ đầu bếp không phải ai cũng biết! Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Học Viện Ẩm Thực để khám phá những điều thú vị vê chiếc mũ đầu bếp nhé.

Xem thêm: Đeo găng tay khi nấu nướng là điều các Đầu bếp ghét nhất?

Tưởng mũ đầu bếp là phụ kiện thời trang “làm màu”, ai ngờ đến cái nếp gấp thôi cũng thể hiện đẳng cấp ít người ngờ tới!

Một chiếc mũ đầu bếp thôi mà đã có lịch sử cả nghìn năm rồi đấy…

Không cần phải là một fan cứng của các chương trình truyền hình liên quan đến ẩm thực, chỉ cần xem quảng cáo trên tivi thôi cũng đủ biết một trong những đặc điểm nhận dạng của đầu bếp, ngoài chiếc tạp dề thì đó chính là chiếc mũ màu trắng có nếp gấp.

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao chiếc mũ này lại là đại diện cho những người theo ngành ẩm thực chuyên nghiệp chưa? Cùng đi tìm nguồn gốc của chiếc mũ đặc biệt này

Theo đó, tại vương quốc Anh vào thời vua Henry VIII, vào một ngày đẹp trời khi đang thưởng thức món ăn thì đức vua phát hiện thấy một sợi tóc trong món súp yêu thích của mình. Tất nhiên, ông đã nổi trận lôi đình và bắt toàn bộ các đầu bếp trong “ngự thiện phòng” của mình phải đội mũ khi nấu ăn và cấm tuyệt sự việc này lặp lại. Xuất phát điểm ban đầu ở chiếc mũ này chỉ là để ngăn tóc rụng mà thôi.

Bên cạnh đó, cũng có một câu chuyện khác giải thích về chiếc mũ trắng này đến từ Hy Lạp. Khi đất nước chiến tranh, đầu bếp phải sống ở các tu viện, nơi được cho là không có kẻ thù nào có thể bước vào. Ở đó, các người nấu nướng phải ăn mặc như tu sĩ và làm công việc ở nhà bếp. Tuy nhiên, vì mặc đồ giống nhau nên khó phân biệt nên họ đã quyết định để đầu bếp đội mũ trắng.

Tuy nhiên, nó có ý nghĩa nhiều hơn thế!

Chiếc mũ trắng của đầu bếp nguyên thuỷ được gọi là “toque” (tiếng Ả Rập), đến năm 1800, người Pháp đã dùng từ “blanche toque” để làm tên gọi cho mũ đầu bếp và những người theo học ngành ẩm thực. Lúc đó từ này mới được phổ biến.

Vào thế kỷ thứ 18, người ta đánh giá năng lực – đẳng cấp của một đầu bếp nhờ việc nhìn vào chiều cao của chiếc mũ. Vậy nên mới có chuyện có người đội mũ dài đến gần 50cm, tuy nhiên sau này, chiều cao hạ xuống để người nấu nướng không còn thấy bất tiện nữa.
Đặc biệt là mũ đầu bếp nào cũng sẽ có nếp gấp. Nếu gấp càng nhiều chứng tỏ tay nghề càng cao. Có đầu bếp thậm chí có 100 nếp gấp trên mũ đại diện cho việc họ có thể làm 1 món bằng 100 cách khác nhau.

Ngày nay thì sao?

Tất nhiên bây giờ mũ đầu bếp đã đa dạng và được cách tân nhiều hơn. Ngoài màu trắng thì còn có thể dùng những màu sắc khác, đại diện cho nhà hàng. Bây giờ người ta cũng chú ý đến món ăn nhiều hơn là chú ý xem món đó do ai làm. Tuy nhiên, ẩm thực luxury vẫn vô cùng chú trọng đến phong cách ăn mặc và đẳng cấp của một đầu bếp được thể hiện qua cái mũ của mình.

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x