Vì sao dinh dưỡng trong các loại thực phẩm màu đỏ ?

Khám phá bí mật dinh dưỡng trong các loại thực phẩm màu đỏ

Mọi người thường nói với nhau về chuyện hạn chế ăn thịt đỏ mà quên mất rằng những thực phẩm màu đỏ cũng chứa rất nhiều những bí mật dinh dưỡng.
Mọi người thường nói với nhau về chuyện hạn chế ăn thịt đỏ mà quên mất rằng những thực phẩm màu đỏ cũng chứa rất nhiều những bí mật dinh dưỡng.

Thịt đỏ, nội tạng động vật, tiết… giàu chất sắt heme. Trong cơ thể người, sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin và myoglobin, tham gia vào quá trình vận chuyển ôxy và carbon dioxide.

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu dạng thiếu sắt. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và người già nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh này.

Những người thiếu máu do thiếu sắt nhẹ xuất hiện các triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, mất chú ý, sợ lạnh và giảm sức đề kháng.

Chất sắt trong chế độ ăn được chia thành hai loại, trong đó “chất sắt heme” trong thịt đỏ và các cơ quan nội tạng được sử dụng nhiều.

Nói chung, màu thịt càng đỏ thì càng chứa nhiều sắt heme. Tim, gan, thận, các cơ quan nội tạng khác và máu động vật chứa lượng sắt heme dồi dào nhất. Ngược lại, tỷ lệ hấp thụ sắt trong thực phẩm thực vật nói chung là thấp và các sản phẩm từ sữa chứa rất ít chất sắt.

Cà chua, dưa hấu, bưởi… rất giàu lycopene. Lycopene là sắc tố chính trong cà chua chín và có tác dụng chống ôxy hóa mạnh.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy lycopene có mối quan hệ nhất định với ung thư tiền liệt tuyến. Những người đàn ông ăn hơn 6,5mg lycopene mỗi ngày trong chế độ ăn của họ có thể giảm 21% nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến so với những người ăn ít lycopene nhất.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng lượng lycopene cao cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi.

Lycopene chủ yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà chua, dưa hấu, bưởi và ổi. Một lượng nhỏ được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả như cà rốt, bí ngô, mận, xoài và lựu.

Nhìn chung, độ chín của cà chua càng cao thì hàm lượng lycopene càng cao.

Cần lưu ý rằng lycopene là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, và có tỷ lệ hấp thụ và sử dụng cao hơn khi đun nấu chất béo và dầu. Do đó, nên sử dụng cà chua khi nấu chín. Bạn có thể làm món trứng cuộn cà chua hay súp cà chua.

Thanh long ruột đỏ, củ dền… giàu betacyanin. Betaine là chất tạo màu chính của thực phẩm màu đỏ tím như thanh long và củ dền. Nó có hoạt tính chống ôxy hóa mạnh và giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể con người và chống lão hóa.

Cần phải nhớ rằng khi lớp vỏ ngoài cùng của quả thanh long được bóc ra, và lớp vỏ tiếp theo màu đỏ tím cũng rất giàu beetatin, bạn có thể cắt miếng, hoặc ép thành nước, hoặc chế biến món salad.

Nước tiểu của nhiều người sẽ chuyển sang màu đỏ sau khi ăn thanh long ruột đỏ. Thực tế, đây là một hiện tượng bình thường, vì betaine thường bị thủy phân sau khi đi qua hệ thống tiêu hóa. Nó sẽ được bài tiết qua phân hoặc đường tiết niệu, khiến nước tiểu xuất hiện màu hồng.

Phản ứng “nhuộm màu” này của betaine không gây hại cho cơ thể. Sau khi ngừng ăn thực phẩm giàu betaine, nước tiểu sẽ trở nên bình thường.

Ớt đỏ giàu capsanthin. Capsanthin tạo ra màu đỏ tươi cho quả ớt và chủ yếu được tìm thấy trong vỏ quả ớt đỏ.

Ớt đỏ không chỉ chứa capsanthin mà còn rất giàu capsaicin với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, capsaicin có trong ớt có thể làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol của cơ thể, có thể can thiệp vào một số chức năng gen gây hẹp động mạch, tăng lưu lượng máu và cải thiện chức năng tim.

Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng capsaicin có thể có những tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư, giảm viêm, hạ huyết áp.

Những người bị loét dạ dày, đau họng, bệnh về mắt, bệnh trĩ và các bệnh khác nên cẩn thận khi ăn ớt.

Nho, mận, dâu tây… rất giàu anthocyanin. Anthocyanin là nguồn sắc tố chính của thực phẩm màu đỏ tím như nho, mận và dâu tây. Đây là một sắc tố thực vật hòa tan trong nước.

Ngoài việc làm cho thực phẩm có màu sắc đẹp, anthocyanin còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như chống ôxy hóa, loại bỏ các gốc tự do, giảm viêm và cải thiện thị lực.

Anthocyanin là một sắc tố “ma thuật,” có thể chuyển sang màu đỏ trong điều kiện axit, sang màu xanh trong điều kiện kiềm, có thể chuyển sang màu xanh lá cây khi kiềm yếu.

Vì vậy, bạn không nên lo lắng khi thực phẩm màu đỏ tím chuyển sang màu xanh hoặc xanh lá trong khi nấu.

Cũng cần lưu ý rằng anthocyanin là các sắc tố hòa tan trong nước, vì vậy khi các thực phẩm như dâu tây bị đổi màu trong nước cũng không có nghĩa chúng được nhuộm màu, rất có thể là màu tự nhiên của chúng.

Theo Vietnam+

 

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x