Tấm áo không làm nên thầy thu, nhưng… nó làm nên thần thái của một ông thầy tu. Nghề bếp cũng vậy, chả biết thằng cha nào phát minh ra, nhưng với chiếc áo có cái cổ dựng, hai hàng nút áo to tổ chảng ở giữa và một bên tay có cái túi mini để vắt bút, vắt thìa mặt lên người – ắt hẳn bạn nhìn rất giống một đầu bếp. Thêm tạp dề và chiếc mũ trắng cao tồng ngồng – bạn nhìn giống bếp trưởng rồi đấy.
- Bí mật đằng sau chiếc mũ đầu bếp, có thể bạn chưa biết
- Bí quyết ướp sườn ngon mê ly của đầu bếp khách sạn 5 sao
- Nghề đầu bếp: Cần được đào tạo bài bản
Ở đây muốn nói chính là chuyện về phong cách của đầu bếp Việt. Nghề đầu bếp bây giờ, nó cao quý không thua bất cứ nghề nào, chúng ta cũng có một loại trang phục đặc trưng, mà nói cho nó vuông là “ áo ngành” để phân biệt với các nghề khác. Tuy nhiên theo tôi thấy đa phần cộng đồng bếp giang hồ rất ít mặt áo ngành khi làm việc. Chiếc áo, nó không chỉ thể hiện giá trị của bạn, nó còn là sự chuyên nghiệp của nơi bạn đang làm việc. Áo ngành màu trắng sáng tượng trưng cho sự sạch sẽ, không có màu quái nào mà trông “sạch” hơn màu trắng – nên tạo cảm giác các món ăn được chế biến nên rất sạch, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, áo màu trắng còn có một công dụng rất quan trọng là giúp phản xạ nhiệt. Đặc tính của màu trắng là không hấp thụ nhiệt, ngược lại khiến phản xạ nhiệt, giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn trước sức nóng của lửa và các dụng cụ nấu ăn.Hơn nữa với loại áo tay dài, còn hạng chế việc dầu bắn vào cánh tay, một chiếc áo trắng cũng sẽ dễ dàng giặc và tẩy hơn khi bị dính màu, vì đơn giản nó là màu trắng, càng tẩy nó sẽ càng trắng. Nên một chiếc áo ngành trắng sạch chứng tỏ căn bếp của bạn rất ngăn nắp và sạch sẽ, và như thế người ta sẽ tin tưởng vào món ăn hơn. Và một điều theo tôi là giá trị nhất, chính là khi khách bước chân vào quán, nhìn đám chúng ta mặt áo ngành làm việc, người ta sẽ mặc định rằng họ đang được phục vụ bởi “ đầu bếp” chứ không phải là “ thằng nấu bếp” hay “ thằng bếp”.
Ở thời đại này, nếu bạn không biết cách quảng cáo bản thân, thì chắc chắn bạn sẽ bị tuột lại phía sau. Và khi bạn gọi mình là đầu bếp, thì sự chuyên nghiệp sẽ đến từ những điều nhỏ nhặt nhất. Đơn giản chỉ là mặt đúng trang phục khi làm việc. Và hãy tưởng tượng một ngày bạn muốn tìm một môi trường mới để thử sức, bước vào phòng phỏng vấn có hai ứng viên, bạn mặt một bộ đồ tạm gọi là lịch sự, nhưng nhìn sang thằng kế bên thấy nó … full trấn phái … áo ngành, quần ngành, giày ngành… thì bạn tự hiểu cơ hội của mình đã bị giảm đi nhiều rồi đấy. Vì vậy nên nếu bạn để ý, bọn Tây mỗi khi đặt chân vào bếp, nhìn tụi nó rất ngầu, ngầu đúng nghĩa.
Vậy nên, nếu bạn quý trọng nghề đầu bếp, quý trọng giá trị của chính bản thân mình, thì hãy mặt áo ngành khi vào bếp. Đơn giản – khi đó bạn là đầu bếp.