Hành trình từ một người vô gia cư đến đầu bếp Michelin

Hai thập kỷ trước, khi đầu bếp Alan Geaam người Li Băng lần đầu đến Paris, anh phải ngủ trên đường phố, lạc lõng không có một xu dính túi và chẳng biết một từ tiếng Pháp nào.

Vậy mà đến đầu tháng 2/2018, anh đã vinh dự được nhận ngôi sao Michelin đầu tiên của mình từ những chuyên gia sành ăn của Pháp cho nhà hàng mới nổi tiếng của ông nằm gần đại lộ trứ danh Arc de Triomphe.

Được ví như Oscar của điện ảnh hay Grammy của âm nhạc, sao Michelin là một “giải thưởng” quan trọng trong làng ẩm thực thế giới. Sao Michelin thực chất là biểu tượng để đánh giá chất lượng của một nhà hàng. Hàng năm, các nhà hàng nhận được sao Michelin sẽ được vinh danh trong cuốn cẩm nang ẩm thực hàng đầu thế giới – The Michelin Guide – ra đời từ năm 1900.

Những nhà hàng sở hữu biểu tượng ngôi sao hình hoa này thì danh tiếng sẽ lên như “diều gặp gió”. Nhiều thực khách phải mất hàng tháng trời để có cơ hội thưởng thức món ăn trong những nhà hàng có gắn sao Michelin.

Người phải ngủ trên đường phố trở thành đầu bếp nhận

hanh-trinh-tu-mot-nguoi-vo-gia-cu-den-dau-bep-michelin
Alan Geaam (bên trái) tại lễ đón nhận ngôi sao Michelin danh giá dành cho nhà hàng có món ăn ngon đặc sắc hôm 5/2/2018 tại Paris.

Ông nói: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng Michelin sẽ quan tâm đến một người như tôi, người phải tự học mọi thứ, từng phải ngủ trên đường phố lúc mới 19 tuổi và bắt đầu làm việc trong cương vị của người rửa bát thuê.

Tôi cứ nghĩ dấu hiệu này chỉ được dành cho các đầu bếp ở khách sạn lớn hay những người được đào tạo bài bản bởi thầy dạy danh tiếng, vậy nhưng mọi việc lại không phải như vậy. Thật đáng ngạc nhiên!”

Người đàn ông 43 tuổi này sinh ra và lớn lên một gia đình gốc Li Băng sống ở Liberia. Sau này, để tránh chiến sự ở đó, họ lại quay về Beirut.

Lúc đó niềm đam mê nấu ăn của Geaam bắt đầu bộc lộ, anh hay xem các chương trình nấu ăn trên truyền hình hơn là phim hoạt hình sau giờ học.

Anh bắt đầu học nấu ăn trong lúc đi lính nghĩa vụ quân sự ở Li Băng. Viên đại tá trung đoàn đã rất ấn tượng với những gì Geaam nấu. Và thế là Geaam đã trở thành đầu bếp riêng của ông ta.

Nhưng Geaam không bao giờ nghĩ rằng mình có thể trở thành đầu bếp cao cấp ở Pháp. Thế rồi cơ hội đã đến với Geaam khi đầu bếp nhà hàng nơi anh rửa bát, bị dao cắt đứt tay phải đi bệnh viện.

Có khả năng nấu nướng

Geaam kể: “Tôi là công nhân xây dựng vào ban ngày, còn ban đêm thì thành người đưa bánh pizza và rửa bát.

Một đêm, đầu bếp cắt vào tay và phải đi bệnh viện, không ai nhờ, nhưng tôi đã tiếp nhận việc nấu nướng cho 14 bàn ăn và vào cuối buổi tối các thực khách đều rất hài lòng.

Geaam nói: “Lý do tôi nấu ăn lúc đó là muốn mọi người vừa lòng”.

Và giờ nhà hàng của ông được cả các chuyên gia ẩm thực đối thủ của Michelin là Gault Millau ca ngợi với món tôm hùm langoustines, rau chân vịt và loại nước sốt sôcôla màu sẫm pha với vị thảo quả.

Alexander Lobrano, tác giả của cuốn “Hungry for Paris” thậm chí còn tiết lộ nhiều hơn, tuyên bố đây là “đầu bếp nhẹ nhàng, tinh tế, tự học thành tài và là một trong những đầu bếp kín tiếng nhất của giới ẩm thực Paris … người đang có một tương lai rực rỡ trước mắt”.

Mặc dù Geaam cũng rất thích thú khi đưa những món ăn Pháp xuất sắc nhất vào bàn ăn nhưng theo Lobrano thì ông vẫn mang “dấu ấn nấu ăn rất riêng của mình, có ảnh hưởng từ cuộc sống của một cậu bé được sinh ra trong một gia đình người nước ngoài sống ở vùng nhiệt đới châu Phi”.

Món gan ngỗng xốt lựu

Và tất nhiên, các món ăn của Geaam cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nguồn gốc Li Băng của ông.

Một trong những món ăn được ưa thích nhất của Geaam vào thời điểm này là “một miếng gan ngỗng tẩm bột trứng chiên rưới nước sốt được pha chế từ quả lựu, sô cô la và củ cải đường.

“Tôi đã thích ăn lựu từ khi còn bé. Tôi uống nước ép lựu và giảm được nhiều cân nhờ thế. Tôi thích việc gắn kết ẩm thực của Li Băng với ẩm thực Pháp như món gan ngỗng chẳng hạn.” anh nói.

Kể từ khi nhà hàng của Geaam nhận được ngôi sao Michelin, điện thoại đặt bàn ăn đã không ngừng đổ chuông.

Ông cho biết mình sở hữu đội ngũ đầu bếp nhỏ nhưng rất đoàn kết và vô cùng tài năng – những người mà ông cho rằng còn giỏi hơn cả chính mình. Cuộc sống của họ thực sự đã thay đổi từ sau sự kiện vinh dự kia. Chỉ trong vòng vài giờ, họ đã nhận được yêu cầu đặt kín bàn cho cả 3 tuần sau đó.

Geaam thừa nhận: “Bạn có thể phê bình đánh giá của Michelin nhưng tôi phải công nhận rằng hiệu quả khi nhận được 1 ngôi sao của nó thật kinh người cho nhà hàng mình.”

Geaam cho hay con trai của ông ở trường rất tự hào với bạn bè về việc cha mình nhận được một ngôi sao Michelin. Nhưng đối với ông, thành công này ông muốn dành tặng cho cha mẹ mình, những người đã “mất tất cả” ở Liberia rồi lại phải đấu tranh để sống còn lần nữa trong cuộc nội chiến ở Li Băng.

Ông cho hay chính thời gian làm việc ở cửa hàng tạp hóa của cha mình từ năm lên 10 đã khiến ông thích việc kinh doanh, còn mẹ ông là người đã dạy cho cho ông “cách yêu con người và làm thể nào để nấu ăn ngon”.

Theo ĐSPL/ Asiaone

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x