Trong quá trình làm việc, nhân viên bếp có thể sơ ý bị dầu ăn làm bỏng da. Có nhiều bạn sẽ lúng túng không biết sơ cứu như thế nào hay sơ cứu không đúng cách khiến vết bỏng càng nặng hơn.
Ngay lập tức sơ cứu bằng nước mát
Ngay sau khi bị bỏng dầu ăn, bước sơ cứu đầu tiên mà bạn bắt buộc phải thực hiện là ngâm vết bỏng vào trong nước mát (không phải là nước đá) khoảng từ 10 – 15 phút. Cách sơ cứu này sẽ giúp làm nguội vết bỏng, không tiếp tục lan ra sẽ tạo thành vết sẹo lớn hơn.
Dùng nước muối nhạt
Sau khi đã ngâm trong nước, bạn có thể pha nước muối nhạt để rửa vết bỏng vì nước muối giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, có khả năng tiêu viêm và giúp vết thương nhanh lành.
Dùng dầu thực vật
Bạn cũng có thể dùng dầu thực vật để thoa lên vết bỏng trong vòng 5 – 7 phút để giảm cảm giác bỏng rát.
Dùng lá nha đam
Nếu trong bếp có sẵn lá nha đam, bạn có thể dùng phần có nhiều chất chờn của lá để đắp lên vết bỏng. Chất nhờn trong lá nha đam có rất nhiều vitamin giúp làm mát da, ngăn cho tế bào da bị hoại tử, ngăn ngừa sẹo.
Dùng khoai tây
Nếu không có lá nha đam, bạn cũng có thể thái mỏng khoai tây và đắp lên vết bỏng. Phần nước tiết ra từ khoai tây sẽ giúp phần da bị bỏng không bị phồng rộp.
Dùng mỡ trăn
Trong dân gian còn có mẹo chữa bỏng bằng mỡ trăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn chỉ nên thoa mỡ trăn lên vết bỏng sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu cần thiết. Đặc tính mát của mỡ trăn có thể giúp vết bỏng nhanh liền da.
Mẹo “y học dân tộc Việt Nam”
Đây là một mẹo sơ cứu vết bỏng theo phương pháp y học dân tộc đã được kiểm chứng qua một tình huống thực tế. Có một đoàn sinh viên Canada đến thực tập dài hạn ở bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương và lưu trú tại một khách sạn ở Hà Nội. Một bạn sinh viên trong đoàn sơ ý đã bị bỏng, vết thương rất rát. Một quản lý khách sạn đã dùng một loại nước đặc biệt để sơ cứu cho bạn sinh viên đó. Ngay lập tức, vết thương hết rát và cũng không còn bị phồng rộp. Loại nước đặc biệt đó chính là “nước tiểu”.